Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh tại nhà đơn giản, đúng cách
✅ ⚡☛Sau khoảng 3 - 4 tháng sử dụng, máy lạnh có thể bị bám bụi trên dàn nóng và dàn lạnh, khiến máy giảm tuổi thọ và hoạt động yếu hơn. Ngoài phương án nhờ sự hỗ trợ của các dịch vụ vệ sinh máy lạnh, sao chúng ta lại không lựa chọn phương án chủ động tự vệ sinh chiếc máy lạnh của mình, để thực hiện điều đó chỉ mất 15 phút trong khoảng thời gian của bạn - đó là cách tiết kiệm chi phí vô cùng hiệu quả khi sử dụng máy lạnh, điều hòa. Nếu có thể tự vệ sinh máy lạnh bằng hóa chất vệ sinh chuyên dụng đúng cách, thì bạn sẽ tiết kiệm được ngân sách vệ sinh máy lạnh và bảo vệ thiết bị bền bỉ, sạch sẽ dài lâu. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề xung quanh và chia sẻ cách để vệ sinh máy lạnh đơn giản, hiệu quả.
1. Các dấu hiệu nhận biết máy lạnh cần được vệ sinh
Lần gần đây nhất, nếu bạn không nhớ chính xác là ngày nào bạn tiến hành vệ sinh định kỳ thì bạn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau đây của thiết bị để biết khi nào nên tiến hành vệ sinh, làm sạch máy lạnh:
§ Khi bạn thấy máy lạnh hơi lạnh tỏa ra yếu
§ Quạt không mát
§ Máy chạy ồn
§ Không khí tỏa ra có mùi khó chịu
§ Hay dàn lạnh bị đọng và chảy nước…
➡ Các dấu hiệu trên đã cảnh báo đến lúc bạn nên nghĩ đến việc lau dọn, vệ sinh làm sạch máy lạnh cả trong lẫn ngoài.
2. Các nguy cơ gặp phải khi bạn không vệ sinh máy lạnh theo chu kỳ
Sau một thời gian sử dụng máy lạnh sẽ có hiện tượng bám bẩn. Nếu không chú ý bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ thì thì sẽ khiến máy hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh đó cũng sẽ chứa tiềm ẩn những mối nguy hại cho sức khỏe người sử dụng và cả độ bền của máy.
2.1. Hao phí điện năng, giảm độ bền máy lạnh
⚡ Nhiều người cho rằng, chỉ khi máy lạnh có hiện tượng làm lạnh kém, khởi động chậm, kêu to thì mới cần tới việc vệ sinh máy lạnh và bảo dưỡng. Bên cạnh đó còn có ý kiến cho rằng đợi đến hè khi máy cần hoạt động nhiều mới đem đi bảo dưỡng. Nếu như thiết bị của bạn gặp những vấn đề ở trên thì bên trong bộ máy hoạt động của bạn đã gặp phải những trục chặc nhất định, điều này dẫn tới việc sửa chữa sẽ phát sinh nhiều chi phí, thậm chí còn phải bỏ ra một số tiền lớn để thay các linh kiện cho máy.
⚡ Chắc các bạn cũng hiểu được rằng, khi để máy lạnh trong một thời gian dài không bảo dưỡng hay vệ sinh thì bụi bẩn sẽ bám vào máy, làm nóng dàn máy. Chính vì vậy sẽ khiến quá trình tản nhiệt của máy lạnh chậm đi, dẫn tới hao tốn điện năng hơn. Khi để tình trạng này kéo dài sẽ khiến máy lạnh bị quá tải, thậm chí hỏng luôn máy.
2.2 Nuôi dưỡng mầm bệnh
✅ Ngoài công dụng làm mát ngôi nhà của bạn, điều hòa còn giúp thanh lọc bầu không khí, hạn chế các loại vi khuẩn, nấm mốc,….Sử dụng theo thời gian thì các hạt bụi nhỏ, vi khuẩn sẽ tích tụ bên trong một số bộ phận của máy. Bụi bẩn có thể làm quá trình trao đổi nhiệt của dàn nóng và lạnh giảm, khả năng diệt khuẩn của máy lạnh vì thế mà giảm chất lượng. Ở những dòng máy cũ chức năng diệt khuẩn riêng biệt và khả năng diệt khuẩn không có sẽ làm xuất hiện nấm mốc
✅ Nguyên nhân trên là lý do gây ra các bệnh về đường hô hấp và dị ứng. Vì vậy mà việc kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa thường xuyên theo chu kỳ là hết sức cần thiết để bảo vệ sự bên vững của máy lạnh và quan trọng hơn là không gian sống, sức khỏe của bản thân và gia đình bạn.
3. Chu kỳ nên vệ sinh máy lạnh
Chu kỳ vệ sinh máy lạnh sẽ tùy thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng trong năm, cụ thể như sau:
3.1 Đối với hộ gia đình
➡ Nếu bạn sử dụng hằng ngày thì 3-4 tháng vệ sinh 1 lần
➡ Nếu bạn sử dụng 3 – 4 ngày trong tuần thì 6 tháng vệ sinh 1 lần
3.3 Đối với công ty và nhà hàng
Tùy thuộc vào môi trường có nhiều hay ít bụi bẩn, nên vệ sinh máy lạnh sau 2 – 3 tháng sử dụng. Tuy nhiên nếu số lượng máy lạnh quá nhiều mà công ty bạn không có bộ phận House Skipping hay không có thời gian tự làm thì bạn nên gọi dịch vụ vệ sinh máy lạnh hỗ trợ vì họ có chuyên môn cao trong việc vệ sinh, bảo dưỡng và tiên đoán các tình huống máy móc nếu có bị trục trặc hay xảy ra ván đề nào đó.
3.4 Đối với các cơ sở kinh doanh, xí nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất
Nên kiểm tra và vệ sinh máy lạnh hàng tháng vì máy dường như hoạt động liên tục với tần suất cao.
4. Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh máy lạnh
§ Túi vệ sinh máy lạnh
§ Hóa chất vệ sinh máy lạnh
§ Khăn lau, chổi cọ, búi chà rửa
§ Vòi xịt nước
5. Quy trình vệ sinh máy lạnh
Bước 1. Ngắt nguồn, kiểm tra các dị vật trong máy
Hình ảnh: treo túi hứng nước và bụi bẩn chảy xuống
1️⃣ Ngắt hết nguồn điện cung cấp cho máy lạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh
2️⃣ Tiếp theo treo một chiếc túi có miệng đủ rộng để hứng nước chảy xuống và bụi bẩn trong quá trình vệ sinh
3️⃣ Tiến hành kiểm tra cục nóng và lạnh ở trong và bên ngoài nhà để đảm bảo không có dị vật lẫn bên trong máy (chẳng hạn: côn trùng chết…)
Bước 2. Tháo, vệ sinh các bộ lọc không khí
1️⃣ Dùng tua vít tháo các con ốc cố định vỏ máy lạnh, dùng tay ấn nhẹ vào các chốt để tháo gỡ bộ lọc không khí trong máy lạnh, sau đó đem ngâm trong một chậu nước lớn và dùng miếng rửa chén cọ rửa bộ lọc, để thật khô nước.
Hình ảnh: Tháo bộ lọc không khí
2️⃣ Lấy 1 chiếc túi bịt các đầu Bo mạch của máy lạnh tránh nước bám vào trong quá trình vệ sinh
Bước 3. Vệ sinh dàn lạnh
Hình ảnh: xịt hóa chất vệ sinh chuyên dụng làm sạch cánh quạt
Phần cánh quạt và khoang chứa được vệ sinh bằng cách dùng bình xịt Hóa chất vệ sinh chuyên dụng (hóa chất trung tính an toàn, làm sạch, khả năng tự phân hủy 96%,).
☛ Có thể bạn chưa biết: Hóa chất tẩy rửa đa năng Ecosophy – số 1 Nhật Bản
Hình ảnh: Hóa chất vệ sinh đa năng Ecosophy- số 1 Nhật Bản
✍ Đặc điểm nổi bật:
❄ 100% Thân Thiện môi trường, không hại da tay
❄ Sản xuất theo công nghệ sinh học với năng khả năng tự phân hủy 96%
❄ pH = 7 hoàn toàn trung tính, không ăn mòn
❄ Khả năng tẩy đa dạng vết bẩn, trên nhiều loại vật liệu khác nhau.
➡ Xịt nhẹ nhàng hóa chất này vào các khe giữa của lá kim loại (tránh để hóa chất tiếp xúc, gây hư hỏng bo mạch điện tử), để 10 - 20 phút cho hóa chất phát huy tác dụng, sau đó lau sạch bề mặt bằng khăn ẩm.
Bước 4. Vệ sinh dàn nóng
Đối với vệ sinh dàn nóng thì khá đơn giản và nhẹ nhàng, bạn chỉ cần tháo lớp vỏ bảo vệ ở mặt trước dàn nóng ra, sau đó bạn xử dụng khăn hoặc vòi xịt rửa lớp vỏ bảo vệ này. Tiếp đến là vệ sinh cánh quạt cũng như các góc bị bám bụi bên trong.
.☛ Tuy nhiên, bạn không nên xịt nước trực tiếp vào khu vực chứa bo mạch, dễ dẫn đến hư hỏng. Sau khi hoàn tất, bạn dùng khăn khô lau lại toàn bộ dàn nóng đến khi không còn đọng nước và ẩm ướt
Bước 5. Lắp lại các bộ phận của máy lạnh
Hình ảnh: Vệ sinh dàn nóng
Trước khi thực hiện lắp lại các bộ phận của máy lạnh, bạn phải bảo đảm rằng các bộ phận sau khi vệ sinh đã được lau khô hoàn toàn, không còn ẩm ướt và đọng nước. Sau đó tiến hành lắp ráp lại.
.☛ Đối với dàn nóng: sau khi lau khô các bộ phận trên dàn nóng, bạn tiến hành lắp lại vỏ bảo vệ ở mặt trước.
.☛ Đối với dàn lạnh: đầu tiên bạn lắp các tấm lọc bụi vào vị trí cũ (tránh làm rách lưới lọc), sau đó lắp quạt đảo gió và đậy nắp máy lạnh. Dùng tua vít vặn ốc cố định trên thân máy.
Bước 6. Kiểm tra và khởi động lại máy lạnh
Hình ảnh: kiểm tra và khởi động lại máy lạnh
Sau khi đảm bảo quá trình lắp ráp đã chuẩn xác và đầy đủ, bạn bật lại nguồn điện để vận hành máy lạnh. Nếu máy chạy êm và không phát ra tiếng động lạ là bạn đã hoàn tất quá trình vệ sinh máy lạnh rồi nhé.
6. Những lưu ý khi bảo dưỡng máy lạnh tại nhà
⏩ Khi vệ sinh tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (vị trí của nó nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch.
⏩ Tuyệt đối không được để dàn lạnh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay mưa gió, tránh làm hư bo mạch.
⏩ Đối với máy xài van, không thể kín tuyệt đối nên cho phép xì ở mức giới hạn. Khi kiểm tra cần chú ý tình trạng đường ống và van có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng mát dây.